This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

U nang buồng trứng trị thế nào?

Đặng Thị Hoa (danghoa@gmail.com)

Thông thường u nang buồng trứng có hai loại là u cơ năng và u thực thể. Các khối u cơ năng thường chỉ gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nguyên nhân do rối loạn chức năng buồng trứng, thường do chu kỳ kinh không phóng noãn, qua nhiều chu kỳ nang noãn tăng dần kích thước thành u nang buồng trứng, loại này thường không nguy hiểm và tự mất đi. U nang thực thể gặp ở tất cả phụ nữ, kể cả những bé gái chưa dậy thì cho đến các chị em phụ nữ sau khi mãn kinh. Trong nhiều trường hợp, u nang buồng trứng không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể dựa vào một số triệu chứng dưới đây để nhận biết: Những cơn đau: có cảm giác đau sau khi quan hệ tình dục, đau ở vùng xương chậu; đau bụng lâm râm hoặc cảm giác khó chịu trong âm đạo. Kinh nguyệt bất thường: kinh nguyệt thường xuyên bị rối loạn, màu sắc của máu kinh nguyệt chuyển sang sẫm đen. Bụng hơi to, tức vùng bụng dưới. U nang buồng trứng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng cấp tính như: xoắn nang, chảy máu trong nang, vỡ nang, nhiễm trùng, chèn ép tiểu khung. Đặc biệt, các khối u có thể gây hiếm muộn, sẩy thai, đẻ non. Khi đã được chẩn đoán xác định là u nang thực thể thì dù to hay nhỏ cũng cần xử lý bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, tùy theo kích thước và tính chất khối u cũng như độ tuổi, nguyện vọng sinh đẻ của bệnh nhân các bác sĩ sẽ chọn phương pháp phù hợp là cắt bỏ toàn bộ khối u và buồng trứng bên bệnh hay chỉ bóc tách khối u để lại phần buồng trứng lành. Lời khuyên, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên sản phụ khoa để được tư vấn điều trị phù hợp.

BS. Kim Oanh

Đánh bay bí tiểu tiện thai kỳ

Nhiều phụ nữ mang thai lần đầu ngoài những khó chịu như: buồn nôn, đau lưng, đau vú… trên thực tế, còn có nhiều triệu chứng khó chịu khác của thai kỳ. Vậy những trở ngại khi mang thai thường gặp là gì? Cách vượt qua như thế nào? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.

Đây là biểu hiện khá phổ biến trong 3 - 4 tháng đầu của thai kỳ. Cảm giác bí tiểu có thể khiến thai phụ phải vào nhanh nhà vệ sinh, trong khi bàng quang chưa đầy nước. Vì vậy chỉ có sự kiên nhẫn mới giúp cho bàng quang đầy nước và thai phụ đi tiểu một cách bình thường. Các nhà chuyên môn cho rằng những thay đổi nội tiết tố đã gây ra sự bí tiểu tạm thời này. Tình trạng bí tiểu sẽ biến mất sau một vài tuần. Do đó nếu thai phụ chủ động uống ít nước là một sai lầm. Trái lại, thai phụ sẽ đi tiểu dễ dàng hơn nếu họ uống nhiều nước, nhất là trong mùa hè nóng bức này.

BS. Nguyễn Bùi Kiều Linh

Suy buồng trứng sớm đe dọa chị em

Suy buồng trứng sớm là kết quả từ một trong hai quá trình: nang suy giảm hoặc gián đoạn nang. Suy buồng trứng sớm cũng là một trong những “thủ phạm” hàng đầu gây hiếm muộn, khó có con. Về lâu dài, bệnh sẽ ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần cho người phụ nữ.

Suy buồng trứng sớm là gì?

Suy buồng trứng sớm là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng ở những phụ nữ sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40. Tùy thuộc vào nguyên nhân, suy buồng trứng sớm có thể phát triển ngay từ tuổi dậy thì hoặc cũng có thể là bẩm sinh.

Suy buồng trứng sớm có thể nhận biết qua những dấu hiệu như: Kinh nguyệt không đều trong nhiều năm, mấy tháng mới có kinh một lần, kinh nguyệt ít, thậm chí không có kinh. Chị em có nhiều triệu chứng tương tự mãn kinh như: dễ “bốc hỏa”, vã mồ hôi về đêm, dễ kích động, giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo…Rối loạn tiết niệu: són tiểu, tiểu quá nhiều. Trên hình ảnh siêu âm của bệnh nhân suy buồng trứng sớm cho thấy trứng nhỏ không phát triển, xét nghiệm kiểm tra nồng độ estrogen giảm.

Tìm “thủ phạm” gây suy buồng trứng sớm

Đa số các trường hợp suy buồng trứng sớm đều do các nguyên nhân như sau:

Nhân tố miễn dịch: Nếu chị em có vấn đề về viêm tuyến giáp thì cần đặc biệt lưu ý. Vì hầu hết các bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp tự miễn - bệnh do cơ thể tự sinh ra kháng thể phá hủy tuyến giáp thường đi kèm với suy buồng trứng.

Suy buồng trứng do stress: Thường xuyên phải chịu sức ép lớn, đối mặt với căng thẳng có thể gây rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết trong cơ thể, làm giảm hormon estrogen gây suy giảm chức năng buồng trứng sớm.Khi có dấu hiệu bệnh, chị em cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Khi có dấu hiệu bệnh, chị em cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Đang điều trị bệnh: Chị em vì một nguyên nhân nào đó phải cắt cả 2 bên hoặc 1 bên buồng trứng có thể làm rối loạn chức năng buồng trứng, lâu ngày sẽ gây suy buồng trứng trước 40 tuổi. Người bệnh đang điều trị hiếm muộn, lạm dụng thuốc kích trứng làm cho buồng trứng mất dần chức năng làm việc, gây suy buồng trứng sớm.

Nhiễm virut: Những loại virut gây bệnh như: virut herpes simplex (HSV), virut gây bệnh quai… đều có thể gây viêm buồng trứng hoặc buồng trứng tự miễn làm tổn hại đến buồng trứng gây suy buồng trứng sớm.

Nạo phá thai: Nạo phá thai không những ảnh hưởng đến tử cung mà có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng buồng trứng khiến buồng trứng không thể sản sinh ra các trứng một cách bình thường hoặc có chất lượng.

Giảm cân quá mức: Trọng lượng cơ thể sụt giảm quá nhanh khiến tỷ lệ chất béo xuống thấp, gây ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể. Sự thiếu hụt estrogen có thể làm rối loạn kinh nguyệt. Đây chính là tác nhân chính kìm hãm chức năng rụng trứng của buồng trứng khiến buồng trứng bị suy sớm, nếu điều trị không kịp thời có thể gây vô sinh, hiếm muộn. Suy buồng trứng sớm lại có thể khiến cho tình trạng rối loạn kinh nguyệt trầm trọng hơn, như vậy sẽ tạo nên một vòng tuần hoàn ác tính, vòng xoắn luẩn quẩn này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và việc mang thai.

Hút thuốc, uống rượu: Chất ni-cô-tin (nicotin) trong thuốc lá và nồng độ cồn trong rượu có thể làm rối loạn kinh nguyệt, gây suy buồng trứng sớm.

Suy buồng trứng do nhiễm hóa chất độc hại, phơi nhiễm phóng xạ: Phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, có chứa chất phóng xạ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, gây tổn thương tế bào sinh sản có thể dẫn tới suy buồng trứng sớm.

Lời khuyên của thầy thuốc

Những bệnh nhân có dấu hiệu suy buồng trứng sớm hoặc đang bị suy buồng trứng trước hết cần tránh xa môi trường bị phơi nhiễm bởi hóa chất độc hại, chất phóng xạ. Hạn chế tối đa những căng thẳng, stress (vì đây là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết, giảm tiết estrogen, rối loạn chức năng buồng trứng, suy hoặc teo buồng trứng sớm). Tập thể dục đều đặn giúp có một cơ thể khỏe mạnh, giữ trọng lượng cân đối. Chế độ ăn khoa học giàu dinh dưỡng cũng là giải pháp tốt phòng ngừa suy buồng trứng sớm. Chị em nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi - đây là những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Các thực phẩm giàu vitamin D và canxi cũng rất quan trọng. Đây là hai thành phần đặc biệt quan trọng và cần thiết giúp tái tạo estrogen. Một số thực phẩm giàu canxi có lợi cho sức khỏe: cá hồi, sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, hạt dẻ, một số loại rau xanh như súp-lơ, rau dền… Uống nhiều nước để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Không hút thuốc lá và uống rượu bia.

Khi thấy có dấu hiệu bệnh, cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

BS. BĂNG T M

Những bất thường ở tử cung có thể gây vô sinh

Những bất thường bẩm sinh ở tử cung gây vô sinh

Bất thường bẩm sinh (hay dị tật bẩm sinh) về tử cung có nhiều loại. Dưới đây nêu một số trường hợp thường gặp nhất dẫn đến vô sinh:

Không có tử cung: Có những phụ nữ bẩm sinh đã không có tử cung mặc dầu các bộ phận khác như bộ phận sinh dục ngoài, buồng trứng vẫn có như người bình thường nhưng tử cung lại không có, thay vào đó là một màng mỏng, hai bên màng này vẫn có 2 vòi và buồng trứng như người bình thường.

Tử cung bất thường (hay dị dạng): Hay gặp hơn cả là loại tử cung đôi với các dạng sau đây:

+ Có 2 tử cung, mỗi tử cung có một cổ tử cung riêng biệt kèm theo 2 âm đạo. Dị tật này gây vô sinh vì khối lượng của mỗi tử cung quá nhỏ. Tuy vậy cũng có người có thể mang thai, thậm chí khi thì mang thai ở tử cung bên này khi lại ở tử cung bên cạnh.

+ Có 2 tử cung, 2 cổ tử cung nhưng lại chỉ một âm đạo.

+ Có trường hợp 2 tử cung nhưng lại chung nhau một cổ tử cung.

+ Có trường hợp tử cung một sừng, trên thực tế cũng là loại dị tật 2 tử cung nhưng một bị teo đi, chỉ còn lại một tử cung với một vòi.

- Còn một loại tử cung kém phát triển, luôn ở dạng tử cung của trẻ em với hình dáng nhỏ bé, các tỷ lệ, kích thước ngược với tử cung một phụ nữ trưởng thành.

Những bất thường ở tử cung có thể gây vô sinhẢnh minh họa

Những tổn thương bệnh lý ở tử cung gây vô sinh

Đó là những trường hợp người phụ nữ sinh ra đã có tử cung và tử cung đó phát triển bình thường nhưng do bệnh mắc phải gây tổn thương khiến tử cung không mang thai được nữa. Có thể gặp các trường hợp sau:

Tắc vòi tử cung: Tử cung có 2 vòi, là 2 ống dẫn từ thân tử cung sang 2 bên, tiếp giáp với buồng trứng, thu nhận trứng chín rụng xuống để thụ tinh với tinh trùng người đàn ông (khi giao hợp) trở thành phôi và chuyển dần vào trong lòng tử cung để làm tổ và phát triển thành thai. Trường hợp thường gặp là do viêm nhiễm khiến vòi tử cung bị dính, tắc lại nên tinh trùng không thể đi lên và trứng sau khi rụng cũng không thể di chuyển về phía buồng tử cung nên không có thụ thai. Ngoài ra, vòi tử cung có thể bẩm sinh bị chít hẹp hoặc bị khối u chèn ép, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng và trứng.

Tử cung bị dính: Bình thường bên trong tử cung là một khoang rỗng, có lớp niêm mạc bao phủ. Chính lớp niêm mạc này do biến đổi nội tiết theo chu kỳ, hàng tháng bong ra gây chảy máu tạo nên kinh nguyệt. Trường hợp buồng tử cung bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc bị tổn thương làm cho buồng tử cung dính các mặt lại với nhau hoàn toàn (sẽ gây vô kinh) hoặc một phần (gây kinh ít và đau bụng kinh). Những tổn thương này ở niêm mạc tử cung khiến trứng thụ tinh không làm tổ được tại đó gây vô sinh.

Tử cung có khối u: Thường gặp là các u xơ tử cung. Các khối u này khi to lên sẽ làm buồng tử cung biến dạng, không thuận lợi cho phôi thai làm tổ. Có khi tuy khối u không lớn nhưng lại ở vị trí sát với lỗ thông lên vòi tử cung gây tắc.

Trên đây là những nguyên nhân chính khiến người phụ nữ vô sinh. Để xác định vô sinh do nguyên nhân nào, người phụ nữ phải được thầy thuốc chuyên khoa thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết mới chẩn đoán được chính xác và mới có phương pháp điều trị thích hợp.

BS. Đức Nhuận

Lén chồng đi tân trang vùng kín – Người hạnh phúc viên mãn – Kẻ ân hận suốt đời

Phụ nữ sau sinh nở nhiều lần hoặc do tác động của thời gian, vùng kín khó tránh khỏi tình trạng “lỏng lẻo”, sậm màu, mất đi độ đàn hồi cũng như sự hồng hào vốn có. Khi mà xã hội ngày càng phát triển, tư duy của phụ nữ đã hiện đại hơn, thì việc “tân trang” và thẩm mỹ làm đẹp vùng kín trở thành một nhu cầu thiết yếu, không chỉ giúp chị em lấy lại nét quyến rũ, tự tin trước bạn đời, mà còn giúp đời sống vợ chồng trở nên khăng khít, viêm mãn như ngày đầu mới yêu.

Bên cạnh những chị em tìm được cơ sở thẩm mỹ uy tín để “chọn mặt gửi vàng” thành công mỹ mãn, thì cũng không ít trường hợp chị em vì ham rẻ, hoặc thiếu hiểu biết đã trao thân gửi phận cho những địa chỉ thẩm mỹ kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn hành nghề, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, tiền mất, tật mang khiến tâm lý suy sụp, mặc cảm, tự ti, vợ chồng xa cách.

Theo Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Đông Hưng - Phòng khám Chuyên khoa ngoại tiết niệu Dr Đông Hưng Clinic, việc phẫu thuật chỉnh sửa lại các biến chứng sau phẫu thuật vùng kín khó khăn hơn rất nhiều so với phẫu thuật lần đầu. Các biến chứng có thể gặp phải trong và sau khi phẫu thuật vùng kín có thể kể đến như: chảy máu, đau nhức, choáng ngất trong và sau khi phẫu thuật, xấu lệch, viêm nhiễm, sơ sẹo co rúm hay vùng kín vẫn rộng sau thu nhỏ…

“Mỗi tai biến lại có những khó khăn riêng, là thách thức không nhỏ đối với chúng tôi khi bệnh nhân tìm đến cầu cứu. Với chảy máu thì việc truyền dịch, chống sốc được ưu tiên, tuy nhiên giảm đau trong những trường hợp này khá khó. Tình trạng viêm nhiễm rất hay gặp vì vùng kín là nơi ẩm ướt, vi khuẩn dễ tấn công. Kháng sinh không phải là giải pháp giải quyết được tất cả mà đôi khi, phải rạch để làm sạch thì vết thương mới có thể liền được.”, bác sĩ Hưng chia sẻ.

Thực tế cho thấy, biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín là nỗi ám ảnh vô cùng lớn đối với tất cả chị em. “Có những ngày, thời gian phòng khám Dr Đông Hưng chúng tôi dành cho những bệnh nhân sửa lại sơ sẹo, xấu lệch sau khi thực hiện thẩm mỹ hỏng tại các cơ sở khác còn chiếm nhiều hơn thời gian dành cho khách hàng mới của tôi.” bác sĩ Hưng chia sẻ.

Nghiêm trọng hơn, mỗi ca sửa lại sơ sẹo, do bản chất vết thương đã co rúm, khó đàn hồi, khó cầm máu, khó chỉnh sửa do da đã bị cắt nhiều từ cuộc phẫu thuật trước nên quá trình “phẫu thuật chỉnh sửa lại” là vô cùng khó khăn. Chị em cũng nên biết rằng, sau khi phẫu thuật, nếu để lại sơ sẹo, vùng kín sẽ ít mạch máu khiến vết thương chậm liền và dễ nhiễm khuẩn. Những chị em thiếu hiểu biết hoặc ham rẻ phẫu thuật tại các cơ sở kém chất lượng gặp biến chứng sau thẩm mỹ, cần gặp các bác sĩ chuyên khoa giỏi mới có thể khắc phục. Thực tế, số lượng bác sĩ có thể thực hiện các ca phẫu thuật khắc phục “tân trang hỏng” là rất hiếm vì đòi hỏi trình độ tay nghề chuyên môn rất cao.

Phòng khám Chuyên khoa tiết niệu Dr Đông Hưng Clinic - với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm là địa chỉ uy tín, chất lượng top đầu cả nước trong lĩnh vực tạo hình thẩm mỹ vùng kín cho cả nam giới và nữ giới. Đích thân tư vấn, chẩn đoán, phẫu thuật và điều trị là Đại tá - bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thắng với hơn 45 năm kinh nghiệm - bậc thầy của nhiều y bác sĩ giỏi, cùng Thạc sĩ BS Nguyễn Đông Hưng từng tu nghiệp tại Thái Lan, đảm bảo sự hài lòng và an toàn tuyệt đối về chất lượng khám chữa bệnh cũng như về chất lượng thẩm mỹ vùng kín.

Tóm lại, việc “tân trang” vùng kín, nếu thực hiện tại các cơ sở uy tín, chất lượng sẽ mang lại cho chị em kết quả mỹ mãn không ngờ, thêm tự tin và quyến rũ, “vùng kín” tươi trẻ hồng hào bất chấp thời gian, nếu ham rẻ hay thiếu hiểu biết, chọn cơ sở kém chất lượng sẽ để lại hậu quả và biến chứng khôn lường.

Nhiều chị em coi “thẩm mỹ tân trang vùng kín” là chìa khóa hạnh phúc cũng như “bí kíp giữ chồng” của phụ nữ hiện đại. Đừng quên lựa chọn địa chỉ uy tín, an toàn để đảm bảo cả sức khỏe và diện mạo của mình chị em nhé!

Phòng khám Chuyên khoa ngoại tiết niệu Dr Đông Hưng Clinic:

CS1: 30 Bùi Bằng Đoàn - Phường Nguyễn Trãi - Quận Hà Đông - Hà Nội.

CS2: 28 - Đường Dd1 Khu Biệt thự Saigon Pearl - 92 - Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - Tp Hồ Chí Minh.

Hotline: 0977758777- 0986977758 - 02466881188 - 02466882288

Website: http://drdonghung.vn/

https://www.facebook.com/donghungthammy/

https://www.facebook.com/drdonghung.thammy/

Những báo động từ cơ thể chị em cần đi khám phụ khoa ngay

Những dấu hiệu bệnh phụ khoa nguy hiểm chị em không ngờ tới

Bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp, môi trường ẩm ướt, dễ bị tổn thương nên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Có nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm nhưng các dậu hiệu thường rất mờ nhạt, vì thế dễ nhầm với các bệnh lý thông thường nên các chị em phụ nữ thường bỏ qua. Sự mất cảnh giác này dẫn đến việc phát hiện và xử trí muộn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Vùng kín nặng mùi bất thường, đau bụng khi hành kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau sa bụng dưới, ngứa âm đạo, đau khi quan hệ… đều là những dấu hiệu báo động từ cơ thể có thể là bệnh phụ khoa. Các bệnh phụ khoa dễ mắc phải mà chị em thường lơ là như viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thậm chí có thể gây ung thư buồng trứng, đe dọa rất lớn đến khả năng phát triển và rụng trứng, từ đó gây khó khăn cho quá trình thụ thai, có con của phụ nữ. Khi gặp các dấu hiệu này, chị em cần đến ngay những trung tâm y tế uy tín để thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời.

U xơ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm có thể gây thiếu máu, suy tim, vô sinh, hiếm muộn… ở nữ giới

Theo thống kê tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, khoảng 85-90% chị em đến khám phụ khoa khi bệnh đã tiến triển nặng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và khả năng sinh sản. Các chị em đến khám và điều trị trong tình trạng lo âu, sức khỏe kém, tốn nhiều thời gian, tiền của và công sức. Bởi vậy để bảo vệ sức khỏe của bản thân, chị em cần khám phụ khoa định kỳ, đặc biệt là khám ngay khi có những báo động từ cơ thể như đã nói ở trên.

Đừng xem khám phụ khoa là điều xấu hổ

Thông thường các chị em phụ nữ thường chỉ đến nơi chăm sóc sức khỏe sinh sản để thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, phá thai, hoặc khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Hiếm có trường hợp phụ nữ đi khám phụ khoa định kỳ để phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh liên quan.

Bác sĩ Kim Thị Phúc – Khoa phụ sản – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: “Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa ở nữ giới, chủ yếu là do vệ sinh vùng kín kém, quan hệ tình dục không an toàn, chế độ sinh hoạt không khoa học... Nhưng các chị em thì thường chủ quan với những triệu chứng bệnh phụ khoa chờ đến khi không thể chịu đựng được mới đi khám, khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn rất nhiều.”

Đừng để khi có dấu hiệu bất thường mới đi khám phụ khoa

Bởi vậy đừng để khi có dấu hiệu bất thường mới đi khám, hoặc ngần ngại xem khám phụ khoa là điều xấu hổ, hãy đi khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh các bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra.

Với những ưu thế về đội ngũ bác sĩ trong nước và quốc tế trình độ chuyên môn cao nhiều năm kinh nghiệm cùng với cơ sở y tế trang bị hiện đại, tiên tiến, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một địa chỉ y tế triển khai khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa, được nhiều khách hàng tin cậy và lựa chọn. Với không gian bệnh viện tiện nghi, sạch sẽ và cực kỳ sang trọng, sự tận tình từ bác sĩ cho đến điều dưỡng, y tá… đem lại cho chị em một tâm lý thoải mái khi thăm khám phụ khoa. Khách hàng được chọn bác sĩ với mức chi phí phù hợp lại được thanh toán viện phí qua bảo hiểm theo quy định chung của nhà nước, được tôn trọng và đảm bảo quyền riêng tư khi thăm khám tại Bệnh viện Thu Cúc.

Hãy khám phụ khoa định kỳ và khám ngay khi có những dấu hiệu báo động từ cơ thể! (ảnh minh họa)

Khám phụ khoa định kỳ và khám ngay khi có những biểu hiện bất thường cảnh báo sức khỏe sinh sản gặp vấn đề là rất cần thiết. Khi cần tư vấn về các bệnh lý phụ khoa hoặc đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 5588 96 để được tư vấn hỗ trợ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Địa chỉ : 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0904.97.0909 - Tổng đài: 1900.55.88.96

Email: contact@thucuchospital.vn

Website: http://benhvienthucuc.vn/

http//sanphukhoa.info.vn

Lúm đồng tiền trên ngực:Coi chừng ung thư vú

Chính vì sự bất thường này mà Kylie đã đến gặp bác sĩ. Sau khi tiến hành quét hình qua máy và siêu âm, bác sĩ đã phát hiện ra một khối u nằm sâu trong các mô vú của người phụ nữ này. Và biểu hiện ra bên ngoài không có gì ngoài sự bất thường của lúm đồng tiền mờ nhạt.

Kylie Amstrong đã đăng bức ảnh về lúm đồng tiền trên ngực mình lên facebook với hy vọng nâng cao nhận thức cho mọi người về ung thư vú và sự thật căn bệnh này không phải luôn luôn có biểu hiện rõ rệt của một khối u. Trong bài viết Kylie nói: “Rất rõ để nhìn thấy 3 lúm đồng tiền bất thường, rất tinh tế mới nhận ra nó ở phần dưới ngực và đó là dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Đây là những gì mà căn bệnh ung thư vú của tôi đã xuất hiện. Tôi không thể cảm thấy bằng tay hay sự bất thường của sức khỏe. Và kể cả các bác sĩ cũng không cảm nhận được điều gì bất thường nếu không có các thiết bị y tế soi khám chuyên dụng.” Bài viết của Kylie đã lan rộng nhanh chóng như virus.

Bác sỹ người Úc, Sue Fraser cho biết: “Trường hợp xuất hiện lúm đồng tiền trên ngực như Kylie xảy ra không phổ biến. Việc phát hiện một khối cục hình thành bất thường trong ngực là cơ sở vững chắc nhất để chẩn đoán dấu hiệu của ung thư vú. Sự xuất hiện của lúm đồng tiền là kết quả của mô cơ bị kéo căng hoặc là dấu hiện của bệnh ung thư tình trạng nhẹ nên nó làm thay đổi kết cấu và sự gắn kết giữa cơ và da. Vì vậy, các núm có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư vú và nó là một trong những dấu hiệu quan trọng hoặc đôi khi là biểu hiện duy nhất.”

Nếu nữ giới vẫn có thói quen tự khám ở nhà hãy lưu ý thêm về dấu hiệu bất kể một lúm đồng tiền bất thường nào trên ngực mình hãy đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để kịp thời phát hiện. Như Kylie nói: “Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong ngực mình vì có thể nó sẽ cứu sống bạn."

K.Trâm

(Theo Cosmopolitan)

10 sai lầm nên tránh khi mang thai

Các bữa ăn cách xa nhau

Có thể do vội đi làm vào buổi sáng hoặc cố gắng để hoàn thành công việc đúng hạn, nhiều phụ nữ mang thai đã bỏ bữa sáng hoặc ăn không đúng giờ. Bạn nên ăn 3-5 bữa mỗi ngày và có các bữa nhẹ giàu dinh dưỡng như hoa quả, rau mầm, các sản phẩm trứng và rau sống trong ngày.

Ăn vặt tùy hứng

Ăn những món ăn vặt như khoai tây chiên hoặc miếng bánh pizza ở nơi làm việc có thể dẫn đến tăng cân và giữ nước. Hãy ăn vặt một cách khôn ngoan và giữ cho cơ thể đủ nước bằng cách uống nước hoặc nước chanh. Các bà bầu cũng có thể ăn hoa quả tươi, bắp rang và trứng luộc.

Thiếu kế hoạch

Nhiều bà bầu hay bị quên những chi tiết quan trọng như thời hạn hoàn thành công việc hoặc các cuộc hẹn với bác sĩ, dùng thuốc. Hệ quả là họ bị căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi vào cuối ngày. Hãy tránh để xảy ra tình trạng này bằng cách ghi lại những việc cần làm và lên kế hoạch thực hiện.

Không bù đủ nước cho cơ thể

Trong thời kì mang thai, việc duy trì lượng nước không thích hợp có thể dẫn tới các biến chứng thai kì. Phụ nữ nên bổ sung thêm 300ml nước /ngày khi đang mang thai và 700ml nước /ngày khi đang cho con bú.

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của người mẹ trong ngày hôm sau. Các bà bầu cần ngủ 10-11 giờ mỗi đêm để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nghỉ ngơi cũng đảm bảo sự lưu thông máu thích hợp và phòng ngừa sưng phù.

Thiếu hoạt động thể chất

Công việc bận rộn có thể khiến bạn không có thời gian để vận động, nhưng chỉ cần đi bộ xung quanh nơi làm việc cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ đông máu, giãn tĩnh mạch và phù chân. Những bài tập đơn giản và yoga cũng rất có lợi.

Tiếp xúc với khói thuốc lá

Hút thuốc là điều tuyệt đối không nên trong khi mang thai, ngoài ra hít phải khói thuốc người khác hút cũng có thể dẫn đến sẩy thai và sinh non, sinh con nhẹ cân và tử vong sớm. Vì vậy, hãy tránh xa những người hút thuốc để phòng ngừa những biến chứng trong thai kỳ.

Uống rượu

Các bà bầu nên nhớ rằng không có giới hạn an toàn của rượu và tốt hơn cả là tránh xa nó trong khi mang thai. Ngay cả khi mẹ chỉ uống lượng rượu nhỏ cũng có thể gây hội chứng rượu bào thai có thể dẫn tới những khuyết tật bẩm sinh và chậm phát triển tâm thần.

Tự ý dùng thuốc

Hãy tránh dùng các loại thuốc cho dù là thảo dược hay các thuốc không kê đơn, đặc biệt trong 3 tuần đầu của thai kỳ. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào vì dùng sai thuốc có thể khiến em bé trong bụng bị gây sứt môi hở hàm ếch, các rối loạn về tim hoặc tổn thương hệ thần kinh.

Làm việc không nghỉ

Nhiều bà bầu có xu hướng làm việc không nghỉ giải lao với mục tiêu hoàn thành công việc trước và về sớm. Điều này là không nên nhất là với phụ nữ có thai vì sẽ gây căng thẳng. Do vậy, hãy lên lịch làm việc với những khoảng thời gian thư giãn nhỏ để nghỉ ngơi.

BS Cẩm Tú (Theo THS)

Mắc nấm Candida sinh dục, có chữa khỏi?

Xin quý báo cho tôi biết những thông tin về bệnh nhiễm nấm Candida sinh dục? Hiện bệnh này có thể chữa khỏi được không?Bệnh có lây không và làm thế nào để xác định đúng bệnh và điều trị đúng cách?

Nguyễn Thị Lan(Hà Nội)

Bệnh viêm âm hộ, âm đạo do nấm rất thường gặp ở phụ nữ, nó đứng thứ 2 sau viêm âm đạo do vi khuẩn. Có tới trên 50%, thậm chí tới 3/4 số phụ nữ mắc bệnh này ít nhất 1 lần trong cuộc đời. Ngày nay bệnh có xu hướng tăng do việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể bị nhiễm nấm. Các yếu tố thuận lợi khác là khi có thai, sử dụng thuốc tránh thai có estrogen, bệnh đái tháo đường và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác bao gồm cả nhiễm HIV.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do Candida albicans chiếm khoảng 90%, ngoài ra còn có các chủng Candida khác và Torulopsis glabrata. Nhiễm các chủng nấm không phải C.albicans thường chữa khó khăn hơn. Nhiều phụ nữ bị nhiễm nấm nhưng không có biểu hiện bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi như vệ sinh kém, mặc quần áo quá chật, quần lót bằng vải ni-lông gây ẩm ướt và không thoáng khí dễ có biểu hiện bệnh lý. Nguồn lây nhiễm nấm có thể ở ngoài môi trường hoặc ở đường tiêu hóa lây nhiễm sang.

Khi mắc bệnh người phụ nữ thường có hai triệu chứng nổi bật là rất ngứa và ra khí hư. Triệu chứng ngứa âm hộ là thường gặp nhất và làm cho người bệnh rất khó chịu, nhiều người gãi gây trầy xước làm bội nhiễm tại chỗ. Khí hư thường không nhiều và có màu trắng như váng sữa, không có mùi hôi. Các biểu hiện khác là đau, cảm giác bỏng rát trong âm đạo, âm hộ, đi tiểu khó và đau khi giao hợp. Trường hợp nặng có thể gây đỏ, phù nề âm hộ và môi nhỏ, môi lớn, đôi khi lan ra cả đùi, bẹn. Bệnh thường nặng lên trước kỳ kinh nguyệt.

Đàn ông khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị bệnh cũng có thể bị viêm quy đầu gây đỏ, ngứa, cảm giác bỏng, rát và có chất nhầy trắng. Bệnh thường xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi giao hợp và thường khỏi sau khi rửa sạch. Với các biểu hiện, triệu chứng trên, bạn có thể đến các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm. Việc soi tìm bào tử nấm hiện nay có thể thực hiện được ở các cơ sở y tế tuyến huyện và nhiều cơ sở y tế khác. Khi đã xác định bệnh cần điều trị ngay.

BS. Nguyễn Hưng

Tập Kegel khi bầu bí

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu tập các bài tập Kegel và bạn nên thường xuyên tập luyện trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh nở, bạn có thể từ từ bắt đầu lại các bài tập Kegel để kích thích tuần hoàn máu, cải thiện cơ bắp và lấy lại vóc dáng thon gọn thời con gái.

Kegel là những bài tập giúp tăng cường cơ bắp của sàn chậu đồng thời hỗ trợ niệu đạo, bàng quang, tử cung và trực tràng. Các bài tập này được đặt theo tên bác sĩ sản phụ khoa Arnold Kegel (Mỹ), người đã tư vấn phương pháp tập luyện giúp phụ nữ mang thai xử lý các vấn đề thường gặp trong thai kỳ và sau khi sinh nở.

Sàn chậu là lớp cơ bắp và một lớp dày của mô ở phần dưới của xương chậu (đôi khi được gọi là “hoành chậu”). Bằng cách cải thiện sức mạnh cơ bắp sàn khung chậu, các bài tập Kegel đơn giản khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe cơ xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh con dễ dàng hơn. Dưới đây là một số bài tập Kegel đơn giản cho phụ nữ mang thai có thể thực hiện tại nhà mà các bạn có thể tham khảo.

Bài tập 1:Đây là tư thế kéo giãn thực hiện khi ngồi trên mặt phẳng:

Ngồi trên sàn, gập đầu gối và bắt chéo chân; Giữ lưng thẳng và thoải mái, sau đó hơi nghiêng về phía trước một chút; Lặp lại tư thế này bất cứ khi nào có thể.

bài tập Kegel lúc mang bầu

Bài tập 2:Bài tập cũng được thực hiện ở tư thế ngồi.

Ngồi trên sàn với đầu gối gập và chạm hai lòng bàn chân vào nhau; Giữ hai bàn chân chạm vào nhau và nhẹ nhàng nhấc hai chân lên về phía người; Đặt tay dưới đầu gối khi nhấc chân lên; Hít vào trong vài giây; Dùng lực hai tay đẩy hai đầu gối xuống, giữ nguyên trạng thái và đếm đến 5 sau đó lặp lại.

Bài tập 3: Đây là bài tập cho hông và xương chậu rất hiệu quả để làm chắc các cơ bắp, hỗ trợ cho tử cung và bàng quang:

Nằm ngửa trên sàn, chống hai chân trên mặt sàn, bàn chân hơi chếch ra ngoài, giữ chắc cơ hông và từ từ nhấc hông lên; Đồng thời giữ chặt các cơ ở phần bụng; Khi nhấc hông lên, cảm nhận co thắt cơ âm đạo một chút; Giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi từ từ thả ra sau đó lặp lại.

Bài tập 4:Kỹ thuật thở và nín tiểu:

Hít vào đồng thời giữ chặt vùng dưới hông, thực hiện co cơ âm đạo giống như khi bạn đang đi tiểu rồi nín lại; Giữ trong vài giây sau đó thả lỏng đồng thời thở ra; Kỹ thuật này đòi hỏi phải thực hiện đúng thì mới có tác dụng.

Bài tập này có thể tập ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày và nên biến nó thành một thói quen thực hiện hàng ngày.

Lưu ý: Các bài tập Kegel không chỉ quan trọng trong quá trình mang thai, các chuyên gia sức khỏe khuyên tất cả phụ nữ nên tập Kegel thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Tập các bài tập Kegel giúp cho tử cung chặt hơn và hệ thống bài tiết khỏe hơn. Để các bài tập có được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo yếu tố an toàn, bạn đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện.

(Theo Momjunction)

Ngô Ngọc Gia Vi

Các yếu tố dễ khiến sinh non

Xác định yếu tố dẫn đến chuyển dạ sinh non tự nhiên trước khi mang thai hoặc đang có thai sớm (trong 3 tháng đầu thai kỳ) có thể giúp bác sĩ điều trị và ngăn chặn các biến chứng của sinh non.

Tiền căn sinh non nhiều lần

Tiền căn sinh non là yếu tố mạnh nhất dẫn đến sinh non trong lần mang thai tới, thời điểm sinh non thường xảy ra trùng với thời điểm sinh non lần trước.

Một loạt nghiên cứu cho thấy rằng nếu sản phụ tiền căn có sinh non 1 lần thì tỉ lệ sinh non ở lần sau là 15 - 30%, nếu tiền căn sinh non 2 lần thì tỉ lệ sinh non lần sau là 60%. Nếu sau khi sinh non 1 lần, sản phụ đã sinh đủ tháng được 1 lần thì nguy cơ sinh non lần mang thai kế tiếp sẽ giảm nhiều.

Có 2 nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 5 - 7% những trường hợp đã sinh non sẽ bị tái phát khi mang thai lần tiếp theo. Nghiên cứu này cũng cho thấy nếu sản phụ không có tiền căn sinh non thì nguy cơ bị sinh non ở lần mang thai này là khoảng 0,2 - 0,8%.

Một nghiên cứu đoàn hệ đánh giá hình thái sinh non của lần mang thai trước với nguy cơ tái phát tình trạng sinh non ở lần mang thai kế tiếp cho thấy rằng: nếu lần mang thai trước sản phụ bị sinh non tự nhiên thì ở lần mang thai này, tỉ lệ bị sinh non là 31,6%, nếu lần mang thai trước sản phụ sinh non do có chỉ định chấm dứt thai kỳ thì lần mang thai này tỉ lệ sinh non là 23%. Một sản phụ nếu lần mang thai trước bị chuyển dạ sinh non tự nhiên thì ở lần mang thai này, nguy cơ chuyển dạ sinh non tự nhiên tăng gấp 5 - 6 lần và nguy cơ sinh non do chỉ định chấm dứt thai kỳ cũng tăng nhẹ. Một sản phụ lần mang thai trước có chỉ định sinh non thì ở lần này, nguy cơ chỉ định sinh non tăng và nguy cơ chuyển dạ sinh non tự nhiên cũng tăng.

Một sản phụ song thai nếu lần mang thai trước đó bị sinh non thì lần mang thai này, tỉ lệ sinh non sẽ cao hơn so với những sản phụ song thai mà lần mang thai trước đó sinh đủ tháng (67,3% so với 20,9%).

Đa thai chiếm khoảng 17% những trường hợp sinh dưới 37 tuần

Đa thai chiếm khoảng 17% những trường hợp sinh dưới 37 tuần

Tiền căn sảy thai

Một thống kê hệ thống cho thấy những nhóm tiền căn có phá thai thì tỉ lệ bị sinh non cao hơn nhóm tiền căn không có phá thai (8,7% so với 6,8%), nguy cơ sinh non cũng sẽ tăng theo số lần phá thai.

Sảy thai tự nhiên, đặc biệt ở những trường hợp tái phát nhiều lần hoặc sảy thai tự nhiên trong 3 tháng giữa thai kỳ cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non.

Hỗ trợ sinh sản

Thai kỳ từ các phương pháp hỗ trợ sinh sản cũng có nguy cơ cao sinh non, nguyên nhân là tỉ lệ đa thai ở những thai kỳ có áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản cao hơn.

Đa thai

Đa thai chiếm khoảng 2 - 3% ca sinh nhưng chiếm khoảng 17% những trường hợp sinh dưới 37 tuần và chiếm khoảng 23% những trường hợp sinh dưới 32 tuần. Ngày nay, do tỉ lệ áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản tăng, nên tỉ lệ đa thai cũng tăng, hậu quả là tỉ lệ chuyển dạ sinh non cũng tăng. Đa thai gây sinh non có thể là do tử cung căng quá mức, tăng thể tích trong buồng tử cung hoặc do cổ tử cung bị yếu. Ngoài ra, còn có các yếu tố đặc biệt khác có thể ảnh hưởng đến tình trạng chuyển dạ sinh non, ví dụ: trong những trường hợp song thai, nồng độ estrogen, progesterone và steroid tăng hơn so với những trường hợp đơn thai.

Xuất huyết âm đạo

Xuất huyết âm đạo ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non và vỡ ối non khi thai non tháng. Những sản phụ có tình trạng xuất huyết trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ cao chuyển dạ sinh non hơn những trường hợp khác.

Nhiễm trùng

Những nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau (dịch tễ học, mô bệnh học, vi sinh…) đều cho thấy rằng có mối liên hệ giữa tình trạng viêm nhiễm với chuyển dạ sinh non.

Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng:

Chưa có bằng chứng rõ ràng tình trạng nhiễm khuẩn niệu có liên quan đến chuyển dạ sinh non. Một nghiên cứu của Cardiff Birth Survey bao gồm 25.000 ca sinh trong giai đoạn 1970 - 1979 cho thấy nhiễm khuẩn niệu không liên quan đáng kể đến tình trạng chuyển dạ sinh non chung và chuyển dạ sinh non tự. Trong một vài nghiên cứu cho thấy rằng điều trị nhiễm khuẩn niệu sẽ làm giảm tỉ lệ viêm thận - bể thận và sẽ làm giảm tỉ lệ chuyển dạ sinh non.

Nhiễm trùng khác:

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có mối liên quan giữa chuyển dạ sinh non và nhiễm trùng như nhiễm Streptococcus nhóm B, Chlamydia trachomatis, viêm âm đạo do vi khuẩn, lậu cầu, giang mai và Trichomonas vaginalis.

Chế độ sinh hoạt

Sinh hoạt hàng ngày và làm việc:

Nếu người mẹ làm việc nhiều, có thể làm tăng nguy cơ sinh non; nguyên nhân có thể là do máu tới tử cung ít, cơ thể tăng cường tổng hợp các hoóc-môn (ví dụ: corticotropin - releasing hormone, catecholamine). Tuy nhiên, cho đến nay mối liên quan giữa các hoạt động của sản phụ với sinh non chưa rõ ràng.

Một nghiên cứu hồi cứu bao gồm 8.711 sản phụ đơn thai. Kết quả cho thấy nhóm sản phụ đi hoặc đứng làm việc > 5 giờ/ngày thì nguy cơ sinh non cao hơn nhóm sản phụ đi hoặc đứng làm việc < 2 giờ/ngày. Một nghiên cứu về mối liên quan của tình trạng căng thẳng trong nghề nghiệp và tình trạng sinh non do chuyển dạ sinh non tự nhiên, ối vỡ non hoặc phải khởi phát chuyển dạ do chỉ định y khoa. Tổng cộng, có 2.929 sản phụ đơn thai tuổi thai 22 - 24 tuần. Các yếu tố được ghi nhận: thời gian làm việc mỗi tuần, các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp như: tư thế làm việc, làm việc với máy móc công nghiệp, làm việc quá sức, áp lực về tinh thần và tác động của môi trường làm việc. Kết quả:

- Yếu tố liên quan đến nghề nghiệp không ảnh hưởng đến tình trạng chuyển dạ sinh non tự nhiên hoặc chỉ định khởi phát chuyển dạ khi thai non tháng ở 2 nhóm con so và con rạ.

- Tình trạng tăng số giờ làm việc mỗi tuần sẽ làm tăng đáng kể tình trạng chuyển dạ sinh non ở người con so.

- Các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp làm tăng tình trạng ối vỡ khi thai non tháng (các yếu tố này độc lập với nhau) ở những người con so, còn ở người con rạ thì không thấy.

Những nghiên cứu khác cho thấy tư thế làm việc (đứng lâu), thời gian làm việc trong tuần nhiều (> 36 giờ/tuần, > 45 giờ/tuần), nâng vật nặng, làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn… cũng là những yếu tố thuận lợi làm chuyển dạ sinh non.

Làm việc quá nhiều (> 40 giờ/tuần), làm việc trái giờ (làm ngoài giờ từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều), công việc bắt buộc phải đứng lâu (đứng liên tục > 3 - 4 giờ/ngày), nâng vật nặng là các yếu tố có thể gây sinh non, thai nhỏ hơn tuổi thai, sẩy thai và phần nào làm huyết áp tăng cao trong thai kỳ.

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng:

- Trong 100 sản phụ làm việc > 40 giờ: nguy cơ sinh non là 1,2 (95% CI 0,3 - 2,2). Nguy cơ sảy thai là 2,0 (95% CI -2,4 đến 8,5). Không tăng nguy cơ thai nhỏ hơn tuổi thai.

- Trong 100 sản phụ làm việc ngoài giờ (làm ban đêm, chiều tối hoặc xoay vòng): nguy cơ sinh non là 0,3 (95% CI -0,4 đến 1,0). Nguy cơ sảy thai là 1,4 (95% CI -0,5 - 3,6), nguy cơ này tăng cao nếu làm việc thường xuyên vào ban đêm. Không tăng nguy cơ thai chậm tăng trưởng trong tử cung.

- Trong 100 sản phụ đứng lâu khi làm việc (≥ 4 giờ/ngày): nguy cơ sinh non là 0,9. Nguy cơ sảy thai là 1,9 (95% CI 0,1 - 3,8). Nguy cơ thai chậm tăng trưởng trong tử cung là 1,6.

- Trong 100 sản phụ phải nâng vật nặng khi làm việc: nguy cơ sinh non là 0,1 (khoảng tứ phân vị - interquartile range -0,7 - 2,0). Nguy cơ sảy thai là 0,2 (khoảng tứ phân vị -3,2 - 5,3). Nguy cơ thai chậm tăng trưởng trong tử cung là 0,8 (khoảng tứ phân vị 0,4 - 1,6).

Trong 100 sản phụ làm việc nặng quá sức: nguy cơ sinh non là 0,7 (khoảng tứ phân vị 0,3 - 1,1). Nguy cơ sảy thai là 1,4 (khoảng tứ phân vị -8,2 đến 2,4). Không tăng nguy cơ thai chậm tăng trưởng trong tử cung (khoảng tứ phân vị -0,4 - 0,0).

Quan hệ tình dục:

Quan hệ tình dục không là yếu tố nguy cơ gây sinh non. Tuy nhiên, ở những sản phụ có yếu tố thuận lợi gây chuyển dạ sinh non như tiền căn đã sinh non, cổ tử cung ngắn, đa thai, đa ối, nhau tiền đạo thì không nên quan hệ tình dục.

Chế độ ăn:

Chế độ ăn không ảnh hưởng đến chuyển dạ sinh non. Một vài nghiên cứu (không phải là tất cả) cho thấy rằng nếu sản phụ ít dùng đồ biển hoặc axít béo omega-3 (n-3) thì nguy cơ chuyển dạ sinh non cao hơn. Một nghiên cứu hồi cứu về dịch tễ học trên 8.729 phụ nữ Đan Mạch không dùng dầu cá thì tỉ lệ chuyển dạ sinh non cao hơn nhóm có dùng dầu cá (7,1% so với 3 - 4%).

Cân nặng của sản phụ:

Sản phụ có cân nặng trước khi mang thai quá mức hoặc BMI cao cũng làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non. Những sản phụ béo phì sẽ tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non do có các biến chứng nội khoa. Béo phì trước khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ ối vỡ non khi thai non tháng.

Béo phì liên quan đến những bệnh lý nội khoa như: cao huyết áp trong thai kì, tiền sản giật, đái tháo đường trong thai kỳ. Một tổng quan hệ thống thực hiện vào năm 2010 cho thấy rằng những trường hợp béo phì trong thai kỳ làm tăng nguy cơ chỉ định khởi phát chuyển dạ khi thai non tháng hơn so với những trường hợp có BMI bình thường và nguy cơ này tăng tương ứng với tình trạng tăng cân của người mẹ. Tuy nhiên, tỉ lệ chuyển dạ sinh non tự nhiên không khác nhau giữa các nhóm. Một tổng quan hệ thống thực hiện vào năm 2009, sau khi loại trừ các yếu tố nhiễu như: chủng tộc, tuổi, số con và tình trạng hút thuốc cho thấy không có mối liên hệ giữa trọng lượng sản phụ trước khi mang thai với tình trạng chuyển dạ sinh non tự nhiên (thai < 37 tuần), 3 nghiên cứu đoàn hệ bao gồm 18.063 phụ nữ). Tuy nhiên, một nghiên cứu đoàn hệ trong cộng đồng (thực hiện năm 2013) bao gồm 1,5 triệu sản phụ đơn thai cho thấy thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ khởi phát chuyển dạ do chỉ định y khoa ở mọi tuổi thai và làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non khi tuổi thai 22 - 27 tuần.

Hút thuốc:

Hút thuốc có liên quan đến nguy cơ sinh non. Trong một nghiên cứu tiền cứu cho thấy rằng nếu người mẹ hút 1 - 9 điếu thuốc/ngày sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non ở thai 33 - 36 tuần, nguy cơ chuyển dạ sinh non cũng tăng khi thai nhỏ hơn 32 tuần. Nếu người mẹ hút > 10 điếu thuốc/ngày, nguy cơ sinh non sẽ tăng với OR = 1,4 (95% CI 1,3-1,4) khi thai 33 - 36 tuần và OR = 1,6 (95% CI 1,4-1,8) khi thai nhỏ hơn 32 tuần. Sự tác động này có thể giải thích là do khi sản phụ hút thuốc sẽ làm tăng tỉ lệ nhau bong non, nhau tiền đạo, vỡ màng ối non và thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Với những trường hợp này, đôi khi cần phải chấm dứt thai kỳ khi thai non tháng.

Stress:

Khi người mẹ bị áp lực tâm lý sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, các nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ tăng gấp 1,5 - 2 lần ở những sản phụ bị áp lực tâm lý.

Yếu tố cổ tử cung và tử cung

Cổ tử cung ngắn:

Có mối liên quan giữa chiều dài cổ tử cung đo bằng siêu âm và tuổi thai khi sinh. Khi chiều dài cổ tử cung ≤ 35mm, ≤ 30mm, ≤ 26mm, ≤ 20mm và ≤ 13mm thì nguy cơ sinh non lần lượt là 2,35%, 3,79%, 6,19%, 9,49% và 13,99%. Chiều dài cổ tử cung đo ở tuần 16 - 28 ngắn là yếu tố nguy cơ chuyển dạ sinh non.

Phẫu thuật trên cổ tử cung:

Khoét chóp cổ tử cung trong những bệnh lý ở cổ tử cung có liên quan rất nhiều đến nguy cơ sảy thai muộn hoặc sinh non. Khi khoét chóp thì một lượng lớn sợi collagen ở cổ tử cung bị mất, làm giảm khả năng chịu đựng của cổ tử cung, dẫn đến chuyển dạ sinh non và sinh non. Mặt khác, khoét chóp sẽ làm mất các tuyến ở cổ tử cung; khi có thai, cổ tử cung sẽ không hình thành được nút nhầy, hậu quả là tăng nguy cơ nhiễm trùng màng ối và tăng nguy cơ ối vỡ non và chuyển dạ sinh non. Ngoài ra, những vết sẹo trên cổ tử cung làm cổ tử cung không mềm mại, làm tăng tỉ lệ ối vỡ non.

Tử cung:

Tử cung dị dạng bẩm sinh hay mắc phải có liên quan đến sinh non và nguy cơ này phụ thuộc vào tình trạng bất thường của tử cung. Ở những trường hợp tử cung 1 sừng, tỉ lệ sinh non là 17%. Sản phụ có tử cung đôi có nguy cơ chuyển dạ sinh non cao hơn so với sản phụ có tử cung bình thường (29% so với 3%). Những nghiên cứu về mối liên quan giữa kích thước nhân xơ và tình trạng sinh non cho thấy rằng những khối nhân xơ có kích thước ≥ 5 - 6cm sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non, nguyên nhân có thể là nhân xơ này làm giảm thể tích buồng tử cung. Một số nguyên nhân từ tử cung gây chuyển dạ sinh non có thể điều trị bằng phẫu thuật như: vách ngăn tử cung, tử cung 2 sừng, dính buồng tử cung, nhân xơ tử cung.

Bệnh lý mạn tính của người mẹ có liên quan đến tình trạng sinh non

Bệnh lý mạn tính của người mẹ có liên quan đến tình trạng sinh non

Bệnh lý của mẹ

Bệnh lý mạn tính của người mẹ:

Bệnh lý mạn tính của người mẹ có liên quan đến tình trạng sinh non do yếu tố của người mẹ hoặc con, ví dụ: cao huyết áp trong thai kỳ, bệnh lý thận, đái tháo đường týp 1.

Bệnh tự miễn:

Có những bằng chứng cho thấy một vài bệnh lý tự miễn sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non (ví dụ: bệnh lý tuyến giáp tự miễn, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột). Tuy nhiên, mối liên quan giữa các bệnh tự miễn và sinh non cần được nghiên cứu thêm.

Thiếu máu:

Một nghiên cứu đoàn hệ bao gồm 173.031 sản phụ cho thấy rằng những sản phụ thiếu máu nặng (Hb < 9,5 g/dL) ở tuần thứ 12 của thai kỳ sẽ tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non (OR = 1,68, 95% CI 1,29 - 2,21). Một phân tích gộp cũng cho kết quả tương tự là có sự tăng nhẹ tỉ lệ sinh non ở những trường hợp thiếu máu nhẹ (OR = 1,32, 95% CI 1,01-1,74), ở những trường hợp này thường là thiếu máu ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Thiếu máu ở 3 tháng cuối thai kỳ thường không liên quan đến sinh non.

Do thai

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung.

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung cũng có liên quan đến sinh non tự nhiên hoặc chỉ định chấm dứt thai kỳ khi thai non tháng.

Thai dị dạng:

Thai dị dạng là một trong những nguyên nhân gây sinh non. Nguyên nhân có thể là hậu quả của dị dạng thai làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non (đa ối do hẹp thực quản) hoặc do dị dạng có chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm.

Giới tính của thai nhi:

Giới tính nam cũng là yếu tố thuận lợi của sinh non tự nhiên. Hai nghiên cứu về mô học của bánh nhau cho thấy rằng bánh nhau của bé trai có tỉ lệ viêm mạn tính nhiều hơn bánh nhau của bé gái. Tác giả cho rằng có thể hệ thống miễn dịch của người mẹ đáp ứng với mô của bé trai nhiều hơn bé gái.

BS. NGUYỄN QUỐC TUẤN

(Đại học Y Dược Cần Thơ)

Lượng kinh nguyệt, khi nào là bệnh lý?

Không có một mẫu số chung về lượng kinh nguyệt hàng tháng của chị em thế nào là bình thường, vì mỗi người mỗi thể trạng. Tuy nhiên với các trường hợp có lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều, đều là những dấu hiệu của bệnh tật. Sở dĩ lượng kinh nguyệt ở mỗi người khác nhau là do: chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay dài, lượng máu ra trong những ngày “đèn đỏ” nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe của mỗi người. Ngoài ra, kinh nguyệt nhiều hay ít còn có thể do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng (chủ yếu là nhóm vitamin có liên quan đến hoạt động nội tiết sinh dục như A, C, E), sử dụng nhiều đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffein, nước ngọt có ga...Thông thường, chị em thường chỉ quan tâm đến chu kỳ kinh nguyệt của mình có đều không, có bất thường như: chậm kinh, rút ngắn kỳ kinh, máu kinh có mùi hôi không. Tuy nhiên, chị em cần hết sức lưu ý lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là bất thường.

Kinh nguyệt quá nhiều: Thời gian “đèn đỏ” dài quá 7 ngày, mỗi ngày lượng kinh ra nhiều quá mức, thấm ướt cả gói băng vệ sinh loại dày, lúc đi vệ sinh máu ra tong tỏng không ngớt. Lượng kinh quá nhiều kéo dài liên tục thì chị em cần cảnh giác, đó có thể là do những rắc rối bên trong cơ quan sinh sản, như màng trong tử cung bong ra bất thường hoặc do các căn bệnh ở tử cung như u xơ tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung, hoặc các bệnh về máu, tinh thần căng thẳng... gây nên.

Kinh nguyệt quá ít: Thời gian “đèn đỏ” dưới 3 ngày hoặc lượng kinh nguyệt mỗi ngày không thấm hết một băng vệ sinh bình thường được coi là kinh nguyệt ít. Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể... đồng thời là dấu hiệu cảnh báo: thiếu máu, bệnh gan, đái tháo đường, chế độ dinh dưỡng không tốt, rối loạn nội tiết, lao sinh dục, dính cổ tử cung...

Kinh nguyệt thất thường: Nếu thấy kinh nguyệt tháng nhiều tháng ít, nên nghĩ tới khả năng bị rối loạn tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc bệnh phụ khoa, u xơ tử cung, viêm nhiễm tử cung, rối loạn chức năng gan...

Khi thấy tình trạng kinh nguyệt bất thường, mệt mỏi trong ngày “đèn đỏ”, ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc, bạn cần đi khám chuyên khoa ngay. Tốt nhất 6 tháng phải đi khám phụ khoa một lần để tầm soát và phát hiện những dấu hiệu bệnh, có hướng điều trị kịp thời.

BS. T M ANH

Thay đổi sinh lý ở bạn gái dậy thì

Sự phát triển của “núi đôi”: Khi chớm bước vào tuổi dậy thì, hai bên vú của bé gái sẽ có nhiều thay đổi và to dần. Sự phát triển này bắt đầu phát triển theo kiểu một bên to trước, bên kia theo sau. Vì vậy, bạn gái đừng ngạc nhiên nếu thấy ngực chỉ nhú một bên, chẳng mấy chốc bên kia sẽ đuổi kịp. Dấu hiệu đầu tiên nhận biết sự phát triển của ngực là quầng vú. Đầu tiên, quầng vú dầy lên, sẫm lại. Sau đó, bầu vú nhú lên, nhọn nhọn, lớn dần và tròn trịa dần. Trong thời gian này, bạn gái có thể ngứa hoặc đau tức vú một chút. Cặp “núi đôi” trưởng thành có cấu tạo cơ bản là mỡ. Mỡ có chức năng bảo vệ, đồng thời làm cho cặp vú được mịn màng, hấp dẫn. Bầu vú không có cơ nhưng nó bám chắc vào cơ ngực ở trên xương sườn. Ngoài ra, nó còn được nâng đỡ bởi các cơ xung quanh và các dây chằng liên kết. Núm vú là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, nhạy cảm với kích thích. Bên trong vú là tuyến sữa. Khi bạn gái dậy thì, hệ thống tạo sữa bắt đầu phát triển nhưng chưa sản xuất sữa. Các tuyến sữa phát triển, lớp mỡ ngực dầy lên làm cho đôi vú nhú lên và ngày càng đầy đặn.

Cơ quan sinh dục: Trong giai đoạn dậy thì, cơ quan sinh dục bạn gái phát triển mạnh. Tất cả các bộ phận như: môi lớn, môi nhỏ, âm vật, âm đạo đều lớn lên, lông mu mọc xung quanh âm hộ và màu sắc âm hộ sẫm hơn trước. Bên trong cơ thể, âm đạo, tử cung cũng phát triển. Hai buồng trứng bắt đầu thực hiện chức năng tiết hormon sinh dục và phóng noãn (rụng trứng). Hiện tượng kinh nguyệt là quá trình sinh lý bình thường - dấu hiệu chứng tỏ bạn gái đã bắt đầu rụng trứng, có khả năng thụ thai và sinh con. Bạn gái có thể thấy kinh từ năm 10 tuổi và cũng có bạn đến năm 17 - 18 tuổi. Chỉ khi đã 18 tuổi mà không thấy kinh nguyệt thì mới đáng lo và cần đi khám để bác sĩ kiểm tra.

Trong những ngày hành kinh, một số bạn gái có cảm giác khó chịu, căng tức ngực và nặng phần bụng dưới, đau bụng, đau lưng…; tâm lý nôn nóng, dễ nổi cáu, giảm tập trung, dễ thay đổi cảm xúc... Đây cũng là hiện tượng thường gặp được gọi là “Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh” và nó sẽ tự chấm dứt khi hết chu kỳ.

NGÔ MINH ANH

Ðẩy lùi viêm đường tiết niệu khi mang thai

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở người phụ nữ, đặc biệt hay gặp ở phụ nữ mang thai. Đôi lúc nhiễm khuẩn đường tiết niệu xảy ra âm thầm, lặng lẽ không có triệu chứng rõ ràng nhưng đa số đều có biểu hiện lên chức năng tiểu tiện tùy theo vị trí nào của hệ tiết niệu như viêm bàng quang, viêm đài bể thận, viêm thận một bên hoặc hai bên. Các ổ nhiễm khuẩn có thể phát hiện sớm trước lúc mang thai hoặc đồng thời song song trong suốt thai kỳ.

Nguyên nhân gây bệnh

Thời kỳ mang thai nhất là trong 3 tháng cuối, tử cung thường nghiêng sang phải sẽ đè ép vào niệu quản và thận phải nên dễ gây ứ nước thận và viêm thận. Hơn nữa, trong thời kỳ có thai, sự thay đổi về sinh lý nội tiết như dưới tác dụng của progesterone khi mang thai sẽ làm nhu động ruột, nhu động niệu quản giảm nên thai phụ hay bị táo bón và ứ đọng nước tiểu hơn. Hoặc trong thời kỳ hậu sản, một số sản phụ thường bí tiểu do cuộc đẻ gây ra như chấn thương đường sinh dục dưới, do thủ thuật Forceps, giác hút, đại kéo thai. Hoặc dùng thông tiểu trước, trong và sau sinh không đảm bảo vô khuẩn.

Điều trị triệt để khi bị viêm tiết niệu để không nguy hiểm khi mang thai.

Ảnh hưởng đối với thai kỳ

Tùy vị trí bị nhiễm khuẩn (bàng quang, niệu quản hay bể thận) mà có sự ảnh hưởng khác nhau đến thai kỳ: Khoảng 25% các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng. Một số trường hợp có thể dẫn đến động thai, sẩy thai đặc biệt vào những tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai. Nếu viêm thận - bể thận sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn thường dẫn đến đẻ non, thai chết trong tử cung nếu chẩn đoán muộn và điều trị không tích cực.

Cảnh giác viêm bể thận trong thai kỳ

Đây là hình thái nặng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu đối với thai kỳ hay gặp vào 3 tháng cuối của thai kỳ, nguyên nhân hay gặp là do nhiễm khuẩn tiết niệu từ dưới ngược dòng lên trên (theo niệu quản). Bệnh xuất hiện đột ngột trên một thai phụ bình thường hoặc ở thai phụ đã bị viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang trước đó với triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu khó, tiểu máu; sốt cao (có thể tới 40oC, rét run; đau một bên hông hoặc hai bên (lúc khám); kém ăn hoặc chán ăn; buồn nôn, hay nôn mửa. Xét nghiệm nước tiểu có nhiều vi khuẩn, bạch cầu, mủ... Nếu cấy máu có thể gặp 15% trường hợp có nhiễm khuẩn máu.

Đừng để viêm thận - bể thận mạn tính

Nếu thai phụ có tiền sử bị viêm tiết niệu (niệu đạo, viêm bàng quang hoặc viêm thận - bể thận) cấp tính cần điều trị triệt để. Vì triệu chứng viêm thận - bể thận thường âm thầm chỉ biểu lộ suy chức năng thận (suy thận) lúc bệnh quá nặng.

Trường hợp chức năng thận còn tốt, huyết áp còn trong giới hạn bình thường thì thai vẫn phát triển bình thường. Điều trị như đối với viêm thận cấp tính nhưng cần chú ý theo dõi kỹ về chức năng thận. Đôi khi có thể kết hợp chạy thận nhân tạo nếu đủ điều kiện và đúng chỉ định. Nói chung nếu suy thận thì tiên lượng cho mẹ và thai thường xấu.

Chú ý trong phòng ngừa và điều trị

Cần chẩn đoán sớm và phải điều trị tích cực các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu trong thai kỳ để tránh các biến chứng xấu có hại cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, thai phụ cần định kỳ khám thai và xét nghiệm nước tiểu nếu có biểu hiện bất thường. Ngoài ra, trong quá trình khám và xử trí cần tránh các yếu tố thuận lợi gây nên nhiễm khuẩn tiết niệu như sang chấn sản khoa, cần hạn chế thông tiểu nếu thấy chưa cần thiết; cần điều trị viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung trong quá trình thai nghén để phòng lây nhiễm sang đường tiết niệu. Nhớ uống nhiều nước 1,5 - 2 lít/ngày để phòng sỏi tiết niệu.

Khi phát hiện thai phụ bị viêm thận - bể thận thì cần phải nhập viện để điều trị. Bao gồm: nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường; Truyền dịch và theo dõi lượng nước tiểu để đánh giá chức năng thận và phát hiện sớm hình thái nhiễm khuẩn tiết niệu lan tỏa. Theo dõi thêm về các chỉ số huyết áp, mạch, nhiệt độ. Dùng kháng sinh có kháng phổ rộng... hoặc có thể dùng phối hợp các kháng sinh. Theo dõi kỹ trong 2 ngày đầu điều trị, nếu các triệu chứng lâm sàng nói trên giảm hoặc biến mất cần tiếp tục điều trị thêm cho đến 10 ngày. Nếu sau 2 ngày theo dõi (mặc dù đã dùng kháng sinh tích cực) vẫn không thuyên giảm về triệu chứng, cần phải đổi kháng sinh dựa theo kết quả kháng sinh đồ.

BS. Vũ Hồng Ngọc

U nang buồng trứng có ảnh hưởng sinh sản?

Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều người quan tâm là u nang buồng trứng có ảnh hưởng khả năng sinh sản của chị em?

Dấu hiệu u nang buồng trứng dễ nhận thấy

U nang buồng trứng có thể phát hiện sớm qua các dấu hiệu dễ nhận biết:

Đau bụng: là dấu hiệu điển hình và hay gặp nhất khi bị u nang buồng trứng, tuy nhiên, người bệnh lại dễ chủ quan và lầm tưởng với nhiều bệnh khác như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung hay các bệnh lý khác có biểu hiện đau ở vị trí tương tự gây ra. Chính điều này đã dẫn đến tâm lý chủ quan, người bệnh không nghĩ mình đang gặp phải u nang buồng trứng. Những cơn đau do u nang buồng trứng thường là đau vùng xương chậu, có thể từng cơn hoặc liên tục, có thể kéo xuống đùi, lan ra thắt lưng. Đau bụng hoặc có cảm giác khó chịu trong tử cung. Đau tức vùng bụng, do khối u phát triển chèn ép gây trướng bụng hoặc cảm giác mệt mỏi khi di chuyển. Các cơn đau bất thường sau khi quan hệ tình dục. Đau bụng lâm râm hoặc cảm giác khó chịu trong âm đạo. Đặc biệt là khi u nang buồng trứng phát triển sang giai đoạn biến chứng thì các biến chứng xoắn u sẽ gây ra hiện tượng đau quặn bụng cấp tính, đau thành từng cơn, diễn biến ngày càng dồn dập và gia tăng về cường độ, thường kèm nôn mửa.

Khi có dấu hiệu u nang buồng trứng, cần đi khám và điều trị kịp thời.

Khi có dấu hiệu u nang buồng trứng, cần đi khám và điều trị kịp thời.

Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt người phụ nữ bình thường có chu kỳ 28-32 ngày và kéo dài từ 4-7 ngày. Nếu kinh nguyệt bất thường (rối loạn cả về thời gian cũng như các đặc điểm của máu kinh: đậm đặc, sẫm đen…), có khả năng là bị u nang buồng trứng.

Căng tức khó chịu vùng bụng dưới: là tình trạng dễ nhận thấy khi bị u nang buồng trứng. Có trường hợp chị em thấy bụng to hơn. Đây là dấu hiệu thường gặp nhất ở đa số các trường hợp bị u nang buồng trứng. Mỗi sáng sớm ngủ dậy ngẫu nhiên cảm nhận: khi lấy tay ấn vào bụng thì thấy trong bụng có khối u cộng thêm cảm giác khó chịu căng tức.

Tiểu khó hoặc đi tiểu thường xuyên: U nang buồng trứng lành tính to lấp đầy khoang bụng làm cho áp lực trong bụng tăng lên, ảnh hưởng đến lưu thông tĩnh mạch chi dưới, khiến bụng căng và phù hai chân, các cơ quan trong vùng chậu bị chèn ép, gây nên đi tiểu khó, đọng nước tiểu, đi tiểu gấp hoặc đại tiện khó… U nang buồng trứng cũng tạo áp lực lớn lên bàng quang, thôi thúc nhu cầu muốn tiểu tiện nhiều hơn.

U nang buồng trứng có ảnh hưởng khả năng sinh sản?

Không hẳn tất cả chị em mắc u nang buồng trứng đều bị ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ bởi còn liên quan loại u nang đó.

Nếu là u nang buồng trứng cơ năng hình thành do rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển gồm: nang bọc noãn, nang hoàng thể và nang hoàng tuyến. Đó thường là những nang nhỏ, không có hại, có thể ở một hay ở cả 2 buồng trứng, có thể tự tiêu tan trong vài ba tuần. U nang buồng trứng cơ năng (1 hoặc 2 bên) có thể không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và người bệnh vẫn có thể có con.

U nang buồng trứng thực thể hình thành do những tổn thương nhu mô bình thường của buồng trứng gồm: u nang nhày, u nang nước và u nang bì. Các khối u này thường có kích thước lớn, phát triển lặng lẽ qua nhiều năm, gây ra những biến chứng như xoắn cuống nang, vỡ nang…dẫn tới sẩy thai, đẻ non, có thể chuyển thành ung thư.

Với u nang nước hoặc u đặc, khoảng 95% là những u lành tính. Có khi phải mổ cắt bỏ nang nếu như gây khó chịu, nang to hơn 5cm, người bệnh đã quá 40 tuổi, đau kéo dài hay ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và nội tiết.

Trường hợp u nang bì buồng trứng là những u lành nhưng bên trong chứa những mô như móng, răng, xương, tóc, sụn... và cả chất mỡ. Những u này có nhiều kích thước và vị trí khác nhau, thường ở một bên nhưng 25% u có ở cả 2 bên buồng trứng, hay gặp ở phụ nữ trẻ quanh tuổi 30. Nếu u bì nhỏ thì cắt bỏ qua soi ổ bụng, nếu lớn mới cần phải mổ mở. Mục đích của điều trị ngoại khoa là bảo tồn một phần hay toàn bộ buồng trứng tùy thuộc vào vị trí của u nang bì. Nếu còn giữ lại một phần mô lành thì người phụ nữ vẫn rụng trứng, vẫn có kinh và vẫn có thể có thai. Dù rất hiếm nhưng cũng có khoảng 1-3% u nang bì buồng trứng bị ung thư hoá.

Lưu ý: Khi có dấu hiệu bị u nang buồng trứng, chị em nên đi khám bệnh ngay để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể dẫn tới hiếm muộn. Điều này xảy ra là do u nang không được phát hiện sớm, chúng ngày càng phát triển, dần dần âm thầm phá hủy toàn bộ chức năng buồng trứng, u nang to lên cũng gây chèn ép tử cung ngăn chặn trứng gặp tinh trùng khiến phụ nữ khó đậu thai.

BS. T M ANH

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

Rất mong bác sĩ tư vấn giúp cháu bệnh này.

Bùi Thị Nghĩa (Hòa Bình)

Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý diễn ra trong thời kỳ mang thai, nhất là khi thai phụ ở tháng thứ 5, những người mang thai con so, đa thai, đa ối.

Nhiễm độc thai nghén từ nhẹ đến nặng. Dấu hiệu đầu tiên là chân bị phù nề, tăng cân nhanh và nhiều (0,5 - 1kg/tuần); huyết áp tăng; xét nghiệm nước tiểu thấy có albumin niệu. Nếu bạn bị nhiễm độc nhẹ thì không ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi. Nhưng nếu bị nhiễm độc nặng nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới co thắt mạch toàn thân, bị sản giật, thai nhi sẽ bị thiếu ôxy và dinh dưỡng...

Để không bị nhiễm độc thai nghén, các bà mẹ khi mang thai phải kiểm tra và khám thai định kỳ, không làm việc quá sức khi mang thai; cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý (bổ sung đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axid folic...) và chế độ nghỉ ngơi đặc biệt. Nếu thấy có dấu hiệu phù, lên cân quá nhanh hay các dấu hiệu bất bình thường phải tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

BS. Trần Phương Thu

Những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt

Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt mà bạn cần lưu ý:

1. Dừng kinh đột ngột

Dừng kinh đột ngột có thể do bạn mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh. Nếu không đó có thể là dấu hiệu hội chứng buồng trứng đa nang, bất thường tuyến giáp, chất béo trong cơ thể thấp hoặc do căng thẳng quá độ.

2. Đau bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt

Triệu chứng đau trong chu kỳ kinh nguyệt là bình thường nhưng nếu đau nặng và kéo dài khiến bạn cảm thấy không thể chịu nổi và nằm liệt giường, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, cấu trúc tử cung bất thường, hoặc do sẹo mô sau phẫu thuật.

3. Ra nhiều máu

Cứ khoảng 1 tiếng bạn phải thay băng vệ sinh 1 lần, nguyên nhân có thể do rối loạn đông máu, u xơ tử cung, mất cân bằng nội tiết tố, thay đổi nồng độ estrogen và progesterone hoặc ung thư tử cung.

4. Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể là dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố, polyp và u xơ tử cung.

Nếu có những triệu chứng trên, bạn nên đến khám bác sĩ phụ khoa sớm nhất.

BS Tuyết Mai

(Theo Univadis/ Boldsky)

7 câu hỏi phụ khoa được phụ nữ quan tâm nhất

Các chuyên gia sẽ lắng nghe, giải đáp và cung cấp đầy đủ các thông tin về làm thế nào để bạn giữ gìn sức khỏe. Đừng ngại ngần bởi các bác sĩ luôn muốn bạn chia sẻ càng nhiều về tình trạng của mình.

1. Tại sao chu kỳ của tôi lại tồi tệ đến vậy?

Nếu như đến chu kỳ thường mất nhiều máu hoặc bị những cơn chuột rút đau đớn, bác sĩ thăm khám sẽ muốn biết điều đó để giúp bạn bớt đau đớn. Maureen Baldwin, bác sĩ sản phụ khoa tại trường đại học Oregon Health & Science nói: “Tôi mong càng nhiều bệnh nhân sẽ đề nghị tôi giúp đỡ khi tới chu kỳ của họ, đặc biệt khi nó gây đau đớn tới mức khiến họ phải nghỉ học hay nghỉ làm”.

2. Sao môi âm hộ của tôi trông lại buồn cười thế?

Môi âm hộ của mỗi phụ nữ khác nhau song nhiều người vẫn bị ám ảnh bởi suy nghĩ tiêu cực như môi âm hộ của mình bị lệch? Có vấn đề gì nghiêm trọng không nếu chỗ đó nhiều lông? Nếu thắc mắc, hãy hỏi bác sỹ và tin tưởng nếu họ nói bộ phận đó của bạn bình thường bởi lẽ họ đã nhìn thấy bộ phận đấy nhiều lần rồi.

3. Tôi có nên tiêm HPV?

HPV rất phổ biến và có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, do đó không ngạc nhiên nếu bác sĩ có đề nghị này. “Đây là loại vắc xin mới và đã được cải tiến giúp chống lại 9 chủng HPV – thậm chí nhiều hơn.” Mary Jane Minkin, Bác sỹ, giáo sư lâm sàng khoa sản phụ khoa và sinh sản trường đại học y khoa Yale, tác giả cuốn sách A Woman`s Guide to Sexual Health nói.

4. Tôi có bị nhiễm trùng nấm men?

Nếu đã có tiền sử nhiễm trùng men nấm trước hẳn bạn đã được khám và hướng dẫn các loại thuốc điều trị chúng. Nhưng nếu như đây là lần đầu tiên mắc phải, lời khuyên là hãy tìm đến bác sĩ. Qua một vài câu hỏi, bác sĩ sẽ chuẩn đoán được chắc chắn bạn có hay không mắc phải căn bệnh này. “Trong số những phụ nữ tự điều trị nấm men, khoảng 2/3 số đó không thực sự bị nhiễm nấm men”, Bác sĩ Minkin nói. Đôi khi có nhầm lẫn giữa nấm men với trường hợp dị ứng với sản phẩm có mùi hay nhiễm vi khuẩn. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số kháng sinh, khám càng sớm thì bạn càng nhanh cảm thấy thoải mái hơn.

5. Đời sống tình dục của tôi có bình thường không?

Khi nói đến vấn đề tình dục, đơn giản hãy coi bác sĩ của bạn giống như google, sau khi nhận được các thông tin cần thiết cũng không phải lo xóa lịch sử duyệt web. Hãy thoải mái đặt câu hỏi trong các kỳ kiểm tra sức khỏe định kỳ.

6. Tại sao tôi lại bị nổi mụn? Tóc có vấn đề? Dạ dày bị đau?

Bác sỹ sản phụ khoa không chỉ đối phó với các vấn đề sản phụ khoa, họ còn quan tâm tới tất cả khía cạnh sức khỏe của bạn. Nên ngay cả khi xảy ra vấn đề trên cơ thể không nằm trong chuyên môn của họ, hãy vẫn chia sẻ. "Tất cả các bệnh nhân nên chia sẻ tất cả các triệu chứng và những thay đổi trong cơ thể của họ," Joshua Hurwitz, MD, một bác sĩ nội tiết sinh sản chứng nhận tại khoa sinh sản Y Associates Connecticut nói. Nếu bạn đang lo lắng về tóc trên khuôn mặt hoặc đau vùng chậu hoặc mụn trứng cá hoặc bất cứ điều gì khác mà dường như gặp vấn đề với cơ thể, bác sỹ của bạn sẽ muốn nghe về nó.

7. m đạo có mùi?

Đây là một câu hỏi phổ biến. Nếu bạn nhận thấy âm đạo có mùi trong khi mọi kết quả kiểm tra đều tốt thì nên hỏi bác sĩ. “ m đạo khỏe mạnh có một mùi hương tự nhiên nào đó," Sherry Ross, Dược sĩ, chuyên gia y tế và sản phụ khoa ở Women`s Health Expert in Santa Monica, CA nói. Có thể điều chỉnh một vài loại thức ăn như tỏi và hành tây. Trường hợp bị nhiễm trùng sẽ kèm theo các triệu chứng như ngứa, dịch bài tiết có vấn đề.

Hà Anh

(Theo Womansday)

Thuốc mới hứa hẹn ngăn ngừa ung thư vú và ung thư phổi

Thuốc I-BET-762 cho thấy có khả năng trì hoãn đáng kể sự phát triển của các loại ung thư vú và ung thư phổi bằng cách không cho loại gien gây ung thư cMyc hoạt động.

Liby, Trợ lý giáo sư ở ĐH bang Michigan, Mỹ cho biết I-BET-762 hoạt động bằng cách nhằm vào các ADN để gien này không thể hoạt động.

Tác động này xảy ra bằng cách ức chế một số protein quan trọng có trong cả tế bào ung thư và miễn dịch, cuối cùng làm giảm 80% số lượng tế bào ung thư trên chuột.

"Trong nghiên cứu của chúng tôi, thuốc giảm 50% pSTAT3 ở cả hai loại tế bào", Liby lưu ý.

Một nghiên cứu khác do Jamie Bernard, trợ lý giáo sư tại đại họcnày đã áp dụng kết quả lên các tế bào tiền ung thư và phát hiện ra rằng loại thuốc này ngăn chặn hơn 50% các tế bào này phát triển thành ung thư.

Các gen c-Myc được gây ra bởi mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng này nguy hiểm hơn đối với sức khỏe của bạn.

"Có bằng chứng cho thấy mỡ nội tạng và chế độ ăn nhiều chất béo có thể làm tăng nguy cơ ung thư và mặc dù các phương pháp điều trị ung thư gần đây giúp làm giả tỷ lệ tử vong do ung thư, số các trường hợp ung thư liên quan tới béo phì vẫn tiếp tục tăng.

Cả hai nghiên cứu đều được công bố trên tạp chí Cancer Prevention Research..

BS Thu Vân

(Theo THS)

Lạc nội mạc tử cung

Có thể nói lạc nội mạc tử cung là tình trạng bệnh lý được xác định khi có sự hiện diện của nội mạc tử cung gồm tuyến và mô đệm nằm ở một vị trí khác ngoài lòng tử cung. Chúng biểu hiện dưới 4 dạng chính gồm: bệnh tuyến cơ tử cung, nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, lạc nội mạc tử cung ở phúc mạc và lạc nội mạc tử cung sâu ở vách âm đạo - trực tràng, ở tạng đường tiêu hóa.

Chẩn đoán xác định bệnh

Việc chẩn đoán xác định bệnh lạc nội mạc tử cung cần căn cứ vào các triệu chứng cơ năng, triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.

Về triệu chứng cơ năng: người bệnh thường đi khám vì bị đau bụng hoặc vô sinh, tuy nhiên cũng có nhiều trưởng hợp không có triệu chứng cơ năng ngay cả khi có nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng khá to. Triệu chứng đau xảy ra bao gồm đau bụng khi hành kinh, đau khi giao hợp và đau bụng vùng chậu mạn tính. Triệu chứng ít gặp hơn như đi đại tiện và tiểu tiện khó, đi tiểu ra máu, chảy máu trực trạng và đau vai; bị rối loạn kinh nguyệt bao gồm cả rong kinh và rong huyết. Một vấn đề cũng cần được quan tâm là khó có thai bao gồm cả tình trạng suy giảm khả năng có thai hay vô sinh dẫn đến việc thai sản có chiều hướng bất lợi.

Lạc nội mạc tử cungNgười bệnh thường đi khám vì bị đau bụng hoặc vô sinh

Về triệu chứng lâm sàng: thực tế nên khám bệnh nhân trong lúc có kinh sẽ giúp nhận định sự tổn thương dễ dàng hơn. Tùy vị trí bị tổn thương, khi khám bệnh có thể ghi nhận tại âm hộ, tầng sinh môn ở vết cắt tầng sinh môn là vị trí thường gặp của nốt lạc nội mạc tử cung; cổ tử cung có nốt màu xanh tím gây đau, to ra khi có kinh; tử cung có kích thước bình thường hoặc lớn hơn bình thường trong trường hợp lạc tuyến vào cơ tử cung. Khám có thể thấy nốt ở vách âm đạo - trực tràng hay thấy được các nốt ở thành âm đạo hoặc khối u ở phần phụ.

Về xét nghiệm cận lâm sàng: siêu âm đường âm đạo để phát hiện dấu hiệu bất thường. Chụp cộng hưởng từ MRI (magnetic resonance imaging) là kỹ thuật được chọn lựa để đánh giá những tổn thương lạc nội mạc tử cung sâu sau phúc mạc và được sử dụng khi nghi ngờ chẩn đoán hoặc nghi ngờ lạc nội mạc tử cung sâu. Nội soi ổ bụng cũng được xem là kỹ thuật giúp chẩn đoán xác định bệnh lý lạc nội mạc tử cung, nội soi còn giúp phân độ lạc nội mạc tử cung; những hình ảnh tổn thương lạc nội mạc tử cung qua nội soi rất đa dạng; dạng điển hình thường gặp là những nốt hoặc nang màu đen, nâu đen, xanh đậm, trong chứa dịch giống sôcôla; dạng không điển hình thấy tổn thương đỏ rực như phỏng, hoặc những bóng nước, những vết rách phúc mạc; chính sự đa dạng này nên khi phẫu thuật nội soi cần phải sinh thiết tổn thương để có chẩn đoán xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh. Xét nghiệm mô bệnh học được xem là tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán xác định lạc nội mạc tử cung, tuy nhiên nếu kết quả mô bệnh học âm tính vẫn không loại trừ hoàn toàn chẩn đoán.

Triệu chứng đau xảy ra bao gồm đau bụng khi hành kinh, đau khi giao hợp và đau bụng vùng chậu mạn tính

Thực tế chẩn đoán xác định bệnh lý lạc nội mạc tử cung phải căn cứ trên nhiều yếu tố bao gồm tiền sử, bệnh sử, thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và qua phẫu thuật, giải phẫu bệnh. Lưu ý cũng cần loại trừ các bệnh lý ác tính.

Xử trí can thiệp điều trị

Việc xử trí điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung thường căn cứ vào triệu chứng bệnh lý được biểu hiện. Có hai nhóm triệu chứng chính của bệnh lạc nội mạc tử cung gồm đau và vô sinh, điều trị đau và điều trị vô sinh có thể là hai hướng điều trị khác nhau; nếu trường hợp bệnh nhân vừa có đau và vừa vô sinh thì phải xem việc điều trị vô sinh là vấn đề ưu tiên. Điều trị bệnh lý lạc nội mạc tử cung cũng bao gồm cả hai phương pháp nội khoa và ngoại khoa, điều trị nội khoa có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật; phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung sâu ngày càng ít can thiệp và chỉ định phẫu thuật phải được đánh giá chính xác để tránh nguy cơ tái phát, gây nên biến chứng và phải phẫu thuật lại.

Điều trị đau kèm lạc nội mạc tử cung: việc điều trị nội khoa được xem là phương pháp chọn lựa ưu tiên và lựa chọn thuốc điều trị dựa vào tính chất ưu điểm, tác dụng phụ, hiệu quả tác dụng, chi phí giá thành và tính sẵn có của từng biện pháp chữa trị. Hiện nay thuốc viên tránh thai phối hợp hoặc Progestin đơn thuần được sử dụng làm thuốc điều trị đầu tay. Nếu sau 3 tháng điều trị bước đầu bị thất bại, nghĩa là vẫn còn đau thì nên chuyển qua điều trị bước hai với thuốc Danazol hoặc Gestinone hay dụng cụ tránh thai có Levonorgestrel hoặc GnGH (gonadotropin releasing hormone) đồng vận kết hợp với liệu pháp bổ trợ từ lúc bắt đầu điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc viên tránh thai phối hợp dùng liều thấp 20 - 30 µg ethinyl estradiol và một loại progestagen bất kỳ. Thuốc Progestagen như Medroxyprogesterone Acetate (MPA) dạng viên, Depot medroxy-progesterone acetate (DMPA), Norethisterone acetate, Cyproterone acetate, Dienogest và Danazol. Thuốc kháng progestogen như Gestrinone. Dụng cụ tử cung phóng thích chậm Levonorgestrel. Thuốc GnRH đồng vận như Nafarelin, Leuprolide, Buserelin, Goserelin và Triptorelin. Các loại thuốc khác như chất ức chế men thơm hóa, kháng viêm không steroid và những thuốc giảm đau.

Lạc nội mạc tử cung

Việc điều trị ngoại khoa với mục tiêu là loại bỏ đi những tổn thương lạc nội mạc tử cung gây đau và dính, trên thực tế nguy cơ bị tái phát sau 10 năm chiếm 40% và phải mổ lại sau 2 năm khoảng 20%. Điều trị ngoại khoa với nang lạc nội mạc tử cung có thể có hiệu quả giảm đau nhưng cần cân nhắc đến khả năng ảnh hưởng lâu dài và bất lợi cho các điều trị vô sinh sau này vì chức năng buồng trứng suy giảm đi, chỉ định bóc nang lạc nội mạc tử cung qua nội soi khi nang có kích thước trên 3cm. Lưu ý không nên thực hiện điều trị nội tiết trước phẫu thuật vì không có hiệu quả cải thiện triệu chứng đau và điều trị nội tiết hỗ trợ sau phẫu thuật cũng không có hiệu quả cải thiện triệu chứng đau. Tuy nhiên có thể phối hợp điều trị nội khoa sau phẫu thuật để dự phòng sự tái phát của bệnh lý lạc nội mạc tử cung.

Nên khám bệnh nhân trong lúc có kinh sẽ giúp nhận định sự tổn thương dễ dàng hơn

Điều trị vô sinh kèm lạc nội mạc tử cung: hiện nay vai trò của điều trị nội tiết trong bệnh lý vô sinh rất hạn chế. Các phác đồ điều trị nội tiết hầu hết đều ngăn cản khả năng có thai của người phụ nữ. Vì vậy, không nên kê đơn điều trị nội tiết nhằm mục đích ức chế chức năng buồng trứng để cải thiện khả năng có thai. Phụ nữ vô sinh có kèm theo lạc tuyến nội mạc tử cung cần thực hiện việc lấy bỏ thương tổn qua nội soi ổ bụng, bao gồm cả gỡ dính, chúng có thể cải thiện khả năng có thai sau phẫu thuật; lưu ý không sử dụng dòng điện cao tần đơn cực. Việc phẫu thuật bóc khối u lạc nội mạc tử cung phải tư vấn trước cho người bệnh về nguy cơ suy giảm hay mất chức năng buồng trứng sau phẫu thuật. Quyết định thực hiện phẫu thuật phải được cân nhắc kỹ lưỡng nếu bệnh nhân đã từng bị phẫu thuật buồng trứng ít nhất một lần trước đó. Lưu ý không kê đơn điều trị với nội tiết hỗ trợ sau phẫu thuật nhằm mục đích cải thiện khả năng có thai tự nhiên. Nên điều trị hỗ trợ sinh sản sớm sau phẫu thuật để tăng cơ hội có thai. Trường hợp vô sinh có kèm theo lạc nội mạc tử cung độ I - II theo Hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kỳ (AFS/ASRM), các bác sĩ lâm sàng nên thực hiện kích thích buồng trứng kèm theo bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI: intrauterine insemination) thay vì theo dõi đơn thuần hay chỉ bơm tinh trùng đơn thuần. Nếu đã can thiệp phẫu thuật, cần thực hiện kích thích buồng trứng kết hợp bơm tinh trùng vào buồng tử cung sớm trong vòng 6 tháng sau phẫu thuật. Khuyến cáo nên thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho vô sinh có liên quan đến lạc nội mạc tử cung, đặc biệt khi có giảm dự trữ buồng trứng, chức năng vòi tử cung bị tổn hại hay có sự tham gia của yếu tố nam và các điều trị khác trước đó bị thất bại. Có thể cho GnRH đồng vận trong khoảng 3 - 6 tháng trước khi kích thích buồng trứng (phác đồ cực dài) và thụ tinh trong ống nghiệm để cải thiện tỉ lệ thai lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh có kèm theo lạc nội mạc tử cung.

Đối với bệnh nhân vô sinh có nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng lớn hơn 3cm, có thể cân nhắc bóc nang trước khi điều trị bằng kỹ thuật sinh sản hỗ trợ để cải thiện triệu chứng đau hay để tiếp cận được nang noãn khi thực hiện chọc hút; tuy nhiên, phải tư vấn cho bệnh nhân về nguy cơ suy giảm chức năng buồng trứng và dính sau phẫu thuật và nguy cơ có thể suy buồng trứng sau mổ; quyết định thực hiện phẫu thuật bóc nang lạc nội mạc tử cung phải được cân nhắc thật kỹ nếu bệnh nhân đã từng bị phẫu thuật buồng trứng ít nhất một lần trước đó. Đối với các trường hợp lạc nội mạc tử cung sâu, hiện nay chưa có đủ bằng chứng là phẫu thuật lấy bỏ tổn thương lạc nội mạc tử cung sẽ cải thiện khả năng có thai tự nhiên hoặc cải thiện kết quả điều trị bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Lời khuyên của thầy thuốcLạc nội mạc tử cung là một bệnh lý sản khoa có thể làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người phụ nữ vì hay gây đau vùng hạ vị, đau khi có kinh nguyệt và điều đáng quan tâm nhất là có khả năng gây ra vô sinh. Vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ với những triệu chứng cơ năng phát hiện, cần đi khám bệnh sớm để chẩn đoán xác định nhằm có hướng xử trí điều trị phù hợp; không để bệnh lý kéo dài dẫn đến các biến chứng nguy hại.

BS. NGUYỄN TR M ANH